CHUYÊN TỔ CHỨC TOUR THAM QUAN NHẬT BẢN

Được biết đến với tên gọi Xứ sở Mặt trời mọc, mùa hè tại Nhật Bản nóng nực, ẩm ướt và kéo dài cho đến khoảng tháng 10. Vậy làm cách nào để người dân Nhật Bản hạ nhiệt những ngày nắng nóng này?
Tomita lavender

Ngắm nhìn những thảm hoa oải hương được trồng theo phong cách cầu vồng tại trang trại Tomita. Đắm mình trong tấm thảm nhung tím ngắt bao phủ cả triền đồi sẽ làm giảm bớt cái nóng bức của mùa hè xứ Phù Tang. Đến Furano vào mùa hoa oải hương sẽ khiến bạn có cảm giác như đang lạc bước vào ngôi làng Provence ở miền Nam nước Pháp, hít hà mùi hương dịu nhẹ, không khí thanh bình nơi miền quê êm ả, tạm gác lại sự ngột ngạt nơi thành phố.
Furano Lavender

Cánh đồng hoa oải hương tại Furano, Hokkaido

Để làm dịu bớt cái oi nồng trong những ngày hè, chúng ta thường tìm đến những que kem mát lạnh. Nhưng kem thì thì dễ chảy nên không nhâm nhi được vị ngọt lạnh của nó, chính vì thế có một món kem mới xuất hiện là kem đá bào. Kem đá bào trong tiếng Nhật gọi là Kakigoori (かき氷).

Cách làm món kem này hết sức dễ dàng. Chỉ cần một chút đá viên cho vào chiếc máy bào đá (loại máy quay tay hay máy tự động), một lát sau là bạn đã có một ly kem đá bào thật hấp dẫn rồi. Kakigoori có thể ăn ngay không vị hoặc phổ biến hơn cả là rưới lên một chút siro với rất nhiều hương vị trái cây được yêu thích như: dâu, chanh, đào, mận… Ở Nhật thì vị trà xanh đậu đỏ là một kiểu kem đá bào phổ biến được nhiều người lựa chọn. Thưởng thức ngay một cốc kem đá bào trong thời tiết nắng nóng thì còn gì tuyệt bằng!
kakigoori-Kem da bao

Kem đá bào các vị

Tiếp nữa là Uchiwa – một biểu tượng mát mẻ của mùa hè Nhật Bản. Loại quạt này xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ 5. Ban đầu, chỉ có các gia đình quý tộc hay hoàng gia mới sử dụng những chiếc quạt có dáng vẻ thanh mảnh tao nhã này. Thời kỳ này uchiwa có hình vuông. Từ thế kỷ 17 nó mới có hình tròn như ngày nay. Cũng kể từ đó thì uchiwa được sử dụng phổ biến trong cuộc sống đời thường như nhảy múa trong lễ hội, quạt mát…

Lý do mà Uchiwa được xếp vào danh sách các biểu tượng mùa hè là bởi vì công dụng “tạo gió” biến nó trở thành một vật dụng được sử dụng nhiều nhất trong cái mùa oi bức này. Ngoài ra cũng còn vì nó gắn bó với các điệu nhảy trong lễ hội mùa hè Bon Odori (Lễ Vu Lan của người Nhật được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm). Hình ảnh những cô gái mặc yukata có màu sắc sặc sỡ cầm chiếc quạt Uchiwa đã trở thành một hình ảnh thân thương gắn bó với mỗi mùa hè của người Nhật.
uchiwa quay tay cam

Uchiwa – biểu tượng mát mẻ của ngày hè

Về món ăn thì có kem đá bào đủ vị, về công cụ đã có uchiwa, còn về thời trang thì sao nhỉ?

Yukata là một loại kimono mùa hè (kimono một lớp), một loại trang phục truyền thống của Nhật Bản. Trong khi Kimono chỉ được mặc vào các dịp quan trọng, các ngày lễ tết thì Yukata được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Các quán trọ, khách sạn sử dụng Yukata làm đồ ngủ cho khách đến nghỉ còn trong tiết thu hè thì bạn có thể thấy nhà nhà diện Yukata, người người mặc Yukata trong các hoạt động thường nhật của mình.

Yukata (浴衣) – dục y, theo như nghĩa Hán Việt thì hai chữ này có nghĩa là ‘cái áo dùng khi đi tắm’. Ấy là bởi  Yukata cũng thường xuyên được mặc sau khi tắm tại nhà trọ truyền thống Nhật Bản hay tại các suối nước nóng Onsen.  Trong quá khứ, người Nhật thường mặc Yukata lúc vừa tắm xong nhưng bây giờ chúng đã được mặc định là đồ mùa hè bình thường. Bất kể già trẻ gái trai, ai cũng có thể khoác lên mình một bộ Yukata sáng màu điểm xuyết những hoa văn nhẹ nhàng để làm dịu đi cái nắng hè. Các bạn gái tại Nhật Bản cũng thường xúng xính trong những bộ yukata rực rỡ sắc màu trong các cuộc hội hè. Trông họ thật tuyệt phải không nào?!
yukata

Các bạn gái Nhật Bản khi mặc Yukata

Nếu như tháng Ba – tháng Tư, mùa Xuân, du khách đến Nhật để được tham dự vào lễ hội hoa anh đào một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo nhất của xứ sở mặt trời thì tháng Bảy – tháng Tám, mùa Hè, lại là  mùa lễ hội pháo hoa, một nét văn hóa độc đáo khác của xứ sở phù tang.

Pháo hoa trong tiếng Nhật được gọi là Hanabi. Những cây pháo hoa đầu tiên được chế tạo tại Nhật Bản vào khoảng thế kỉ 16 khi thuốc súng bắt đầu xuất hiện tại đất nước này. Lễ hội pháo hoa ở Nhật thường được tổ chức vào cuối tuần, ở khu vực gần biển, sông hoặc hồ, để mặt nước trở thành tấm gương lớn của tự nhiên phản chiếu ánh sáng của pháo hoa. Cũng giống như trong lễ hội hoa anh đào, người Nhật thường tập trung gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức không khí hội hè trong lễ hội pháo hoa.
hanabi phao hoa

Lễ hội pháo hoa Nhật Bản

Và điểm đặc sắc nhất tại Đảo quốc này vào mùa hè chính là những lễ hội ấn tượng mà trên thế giới không nơi nào có. “Matsuri” là từ để chỉ các lễ hội ở Nhật trong đó mọi người tụ tập nhảy các điệu múa dân gian, làm đồ ăn truyền thống, treo đèn lồng,…

Vào đầu tháng 7, ngày mồng 7 là lễ “Sao” từ Trung Quốc truyền sang từ thời Heian – và thường được người Tây phương xem như ngày Valentine của Á Đông. Khi tục lễ hội 7/7 truyền sang Nhật Bản, ngày lễ này được gọi là lễ “Shichiseki”(七夕・Thất tịch) trong Hoàng Cung, nhưng sau đó thì lại được đổi thành lễ “Tanabata” trong dân gian.

Đa số người Nhật đều biết về câu chuyện tình yêu giữa Ngưu Lang Chức Nữ như dân ta hay người Trung Quốc: “… Xưa kia, cứ vào ngày Thất Tịch hàng năm, Orihime (織姫) – cô công chúa dệt “Chức Nữ” sẽ được phép gặp lại người yêu là Hikoboshi (彦星) – anh chàng chăn trâu “Ngưu Lang” bên kia dải Ngân Hà (天の川・amanogawa) bằng chiếc cầu do đàn ô thước kết cánh trên sông…”.
Nguu Lang Chuc Nu

Nguu Lang Chuc Nu Nguu Lang Chuc Nu

Truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ

Trong ngày lễ “Tanabata” gia đình người Nhật thường dựng trước chính môn những cây trúc hay tre xanh. Xưa kia họ dùng sương sáng đóng trên lá tre hoặc lá khoai để viết chữ và ghi lời ước nguyện của mình trên đó. Ngày nay dân thành thị treo những điều ước nguyện về tài năng gia chính cho các cô hay kỹ năng cho các cậu viết trên những mảnh giấy “tape” gọi là “Tanzaku” (短冊).
Nguu Lang Chuc Nu

Mảnh giấy ước nguyện treo trên cây trúc

Một lễ hội nữa không thể thiếu trong mùa hè ở Nhật Bản chính là lễ O-bon (お盆). Lễ O-bon thường bắt đầu khoảng một tuần sau lễ Tanabata, tức vào ngày rằm tháng 7. Lễ hội O-bon bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo, là dịp để cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên. Trong những ngày này, người Nhật dù đang ở xa cũng tề tựu đông đủ thăm hỏi ông bà, cha mẹ và viếng mộ người thân. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một ngày lễ hội tương tự là lễ Vu Lan (hay còn gọi là Lễ Xá tội Vong nhân). Đây là ngày lễ hội của cả nước Nhật và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí.

Obon, lễ hội được mong chờ nhất trong tháng 8 của người Nhật

Vũ điệu Bon-Odori là một trong những nét đặc trưng của Obon mà không thể không nhắc đến. Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Vì quá tưởng nhớ đến người mẹ qua cố, ông đã dùng phép thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất, và cuối cùng ông đã nhìn thấy cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin, Phật đã hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông đã được giải thoát. Do quá cảm kích, ông đã nhảy múa một cách vui mừng. Và điệu múa Bon-Odori bắt nguồn từ đó.

Lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.
le hoi Obon

Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong lễ hội O-Bon

Các bạn đã thấy mát hơn chưa nào???

Những điều trên mới chỉ là một phần rất nhỏ khi nói về mùa hè tại Nhật Bản. Nếu bạn vẫn chưa thỏa mãn được cơn “khát” thì hãy mau mau xách ba lô lên và đi thôi nào!!! Hãy đích thân trải nghiệm để tìm ra câu trả lời riêng cho mình khi tới với Xứ sở Mặt trời mọc vào những ngày hè vàng rực nhé!!!

Nguồn : Tổng hợp


0

các khám phá khác

image

5 địa điểm du lịch mùa đông tuyệt vời ở Nhật Bản

5 địa điểm du lịch mùa đông tuyệt vời ở Nhật Bản

01
image

Cách quy hoạch vườn hoa Ibaraki ở Nhật

vườn hoa đối với người Nhật là cả một nét văn hóa, người đến tham quan như lạc vào một thế giới khác đầy sắc màu và sự yên bình.

00
image

Mùa hè -mùa để leo núi Phú Sĩ ở Nhật Bản

Du khách đến Nhật nếu muốn chinh phục đỉnh Phú Sĩ, ngắm bình minh trên núi thì bạn chỉ có thể đến đây vào mùa hè, khi núi mở cửa cho khách leo núi.…

00

Hotline: 0906 726 785

Ms.Vy: Skype

Ms.Nhut: Skype